đồng tiền euro

Đồng tiền chung Euro giữ vững giá bất chấp sự sụt giảm của thị trường cổ phiếu

Phân tích thị trường Thị trường

Năm 2020 thực sự là một năm kinh hoàng với tất cả các lĩnh vực tại các quốc gia châu Âu, đặc biệt là nền kinh tế. Dịch bệnh Covid-19 bùng nổ đã khiến cho các quốc gia trong liên minh châu Âu thậm chí phải đóng cửa để tránh tình trạng lây lan. Bước sang năm 2021, EU kì vọng sự phục hồi khi đã có những chiến dịch tiêm chủng vaccine để phòng ngừa dịch bệnh. Tuy nhiên, điều này vẫn còn rất khó nói ở phía trước. Một trong những điều mà EU đã giữ vững được trong thời gian qua đó chính là không để đồng tiền chung Euro mất giá trong bối cảnh thị trường cổ phiếu toàn thế giới lao dốc. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu lí do vì sao đồng Euro lại làm được điều đó qua bài viết sau đây nhé.

Đồng tiền chung Euro

Liên minh châu Âu (EU) là khu vực kinh tế sử dụng đồng tiền chung (Euro) lớn nhất thế giới. Sau khi Anh hoàn tất quá trình rời EU (Brexit), EU là khối kinh tế gồm 27 thành viên. EU có dân số khoảng 446 triệu người. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên tới gần 14 nghìn Euro. Trong khi đó tổng mức thương mại hàng hóa đạt 4,07 nghìn tỷ Euro. Con số này chưa bao gồm thương mại nội khối. Và chiếm 15% thị phần thương mại thế giới và đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng năm. Chính vì vậy, EU được các chuyên gia kinh tế đánh giá là khu vực thị trường rộng lớn và tiềm năng nhất trong trao đổi thương mại với các quốc gia trên thế giới.

đồng tiền chung châu âu

Thị trường tiền tệ thế giới biến động

Đà bán tháo mạnh trên thị trường chứng khoán Mỹ đã khiến tiền tệ giảm giá mạnh. Chính sách tiền tệ là một động lực quan trọng trong dài hạn của thị trường tiền tệ. Còn khẩu vị rủi ro thì ảnh hưởng ngắn hạn đáng kể đến biến động trên thị trường tiền tệ. Tâm lý là điều quan trọng nhất. Bởi vì khi nhà đầu tư lo lắng, không có gì khác quan trọng. Chúng ta đã thấy điều đó với sự biến động của đồng Yên và đồng Franc Thụy Sĩ sau khi chứng khoán sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng Mười.

Biến thể Delta ảnh hưởng đến thị trường

Các nhà đầu tư đang lo lắng về biến thể Delta của Corona virus. Nó có thể khiến giá cả tăng và hành động thắt chặt của một số ngân hàng trung ương có thể tác động đến thị trường. Cuối tuần qua, các biện pháp hạn chế mới đã được áp dụng trên toàn châu Á. Indonesia vượt qua Ấn Độ và Brazil về số ca nhiễm mới. Số ca nhiễm mới ở Singapore đã tăng lên mức cao nhất trong gần một năm. Chính phủ buộc phải khôi phục các biện pháp hạn chế đã được nới lỏng gần đây. Các ca bệnh cũng đang gia tăng ở Israel, với việc quốc gia này báo cáo sự sụt giảm khả năng bảo vệ của vắc-xin Pfizer (NYSE: PFE) chống lại biến thể mới.

Tại Hoa Kỳ, Los Angeles đã khôi phục quy định về đeo khẩu trang trong nhà cho tất cả mọi người bất kể đã tiêm chủng hay chưa. Các nhà đầu tư lo ngại về những tác động tiêu cực đối với tăng trưởng. Nhưng lo lắng thực sự là có bao nhiêu quốc gia sẽ áp dụng lại các biện pháp hạn chế và mùa thu sẽ như thế nào. Lệnh cấm đi lại có thể được áp dụng trở lại cùng với các biện pháp giãn cách xã hội.

liên minh châu Âu

Có thể mất vài tuần hoặc thậm chí vài tháng trước khi chúng ta biết được tỷ lệ nhập viện tăng bao nhiêu ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao. Nhưng tâm lý e ngại rủi ro có thể tàn phá thị trường tài chính. Khi thị trường sụp đổ, nó thường đi xa hơn và lâu hơn so với dự đoán của mọi người. Điều này đặc biệt đúng đối với tiền tệ. Bên cạnh việc bán tháo cổ phiếu, lợi suất trái phiếu kho bạc cũng giảm mạnh. Trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm xuống dưới 1,19% trước khi đóng cửa ngay dưới 1,2%.

Đồng tiền Euro giữ vững mức giá

CAD/JPY là đồng tiền có hoạt động kém nhất trong ngày, mất hơn 1,5%. Tiếp theo là NZD/JPY, giảm hơn 1,3%. Tuy nhiên, hoạt động kém hiệu quả này không phải là một điều hoàn toàn bất ngờ. Vì NZD và CAD là các loại tiền tệ có hệ số beta cao. Có nghĩa là chúng đặc biệt nhạy cảm với khẩu vị rủi ro.

Đối với đồng CAD, giá dầu thô giảm hơn 7% đã tạo thêm áp lực lên đồng tiền này. USD/CHF là đồng tiền chính ổn định nhất. Không có gì ngạc nhiên khi đồng Yên và Franc Thụy Sĩ đều là những nơi trú ẩn an toàn. Tỷ giá USD/JPY đóng cửa dưới 110 lần đầu tiên sau hơn một tháng. Nếu cổ phiếu tiếp tục giảm xuống thấp hơn và lợi suất trái phiếu kho bạc giảm trong ngắn hạn, sẽ không ngạc nhiên khi thấy tỷ giá USD/JPY ở mức dưới 109.

tình hình dịch Covid tại các nước châu Âu

Đối với một số người, khả năng phục hồi của đồng Euro là đáng ngạc nhiên. Không giống như GBP/USD, giảm 0,65% và các đồng tiền hàng hóa, mất hơn 1% giá trị so với đồng bạc xanh, EUR/USD hầu như không thay đổi. Chưa bàn đến việc thắt chặt vì biến thể Delta, đồng Euro có thể sẽ được giao dịch thấp hơn. ECB cũng đã đặt mục tiêu lạm phát mới vào tuần trước.

Sự điều chỉnh này cho phép lạm phát tăng quá mức và phản ứng chính sách chậm hơn. Với suy nghĩ đó, lý do chính khiến EUR/USD không bị giảm khi chứng khoán sụt giảm là do lãi suất thấp kết hợp với một ngân hàng trung ương ôn hòa. Do đó khiến đồng Euro trở thành đồng tiền được ưa chuộng. Sự hoạt động tốt hơn của đồng Euro có thể tiếp tục trong vài ngày tới. Đặc biệt nếu tình trạng bán tháo cổ phiếu diễn ra sâu hơn.

Tags: , , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *