
Đức sẽ hỗ trợ 113,559 triệu Euro vốn ODA cho Việt Nam
Biên bản về kỳ họp đàm phán cấp Chính phủ về vấn đề hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Đức năm 2021 vừa được ký kết vào ngày 23/7. Theo đó, Đức cam kết sẽ hỗ trợ vốn vay ODA cho Việt Nam vào năm 2021 là 50 triệu Euro và vốn ODA không hoàn lại là khoảng 63,559 triệu Euro dành cho 14 dự án đầu tư và dự án hỗ trợ kỹ thuật. Đồng thời, Chính phủ Đức cũng xác định Việt Nam chính là “đối tác toàn cầu” trong chiến dịch hợp tác phát triển theo “Chiến lược BMZ 2030” mới. Ngoài ra, Đức cũng đã đồng ý thúc đẩy quan hệ hợp tác tăng cường trong lĩnh vực y tế để giúp Việt Nam đối phó với đại dịch Covid-19.
Mới đây, Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại; Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Phạm Hoàng Mai và Tổng Vụ trưởng Vụ Hợp tác với châu Á, Đông Nam Á, Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Đức Gisela Hammerschmidt đã ký kết Biên bản Kỳ họp đàm phán cấp Chính phủ về hợp tác phát triển Việt Nam – Đức năm 2021 theo hình thức trực tuyến.
Theo đó, Đức cam kết hỗ trợ vốn vay ODA năm 2021 cho Việt Nam là 50 triệu Euro. Và vốn ODA không hoàn lại là 63,559 triệu Euro dành cho 14 dự án. Trong đó, Dự án “Trung tâm dự báo và quản lý dịch bệnh” do Bộ Y tế Việt Nam đề xuất. nhằm ứng phó khẩn cấp với đại dịch Covid-19 là 15 triệu Euro vốn ODA không hoàn lại đã được Chính phủ Đức cam kết.
Chính phủ Đức xác định, Việt Nam là “Đối tác toàn cầu” trong hợp tác phát triển mới. Trên cơ sở đó, phía Đức bày tỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác hơn nữa với Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu. Tiêu biểu như: Biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và ổn định kinh tế toàn cầu.
Đức thúc đẩy tăng cường hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực y tế
3 lĩnh vực ưu tiên hợp tác ODA giữa hai nước tiếp tục được đẩy mạnh. Đó là năng lượng, đào tạo nghề và môi trường được thay đổi tên gọi mới phù hợp với “Chiến lược BMZ 2030”. Đào tạo và tăng trưởng bền vững; Trách nhiệm đối với hành tinh – khí hậu và năng lượng; Bảo vệ sự sống trên trái đất – môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, Đức cũng nhất trí thúc đẩy tăng cường hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực y tế. Nhằm giúp Việt Nam ứng phó với đại dịch Covid-19.
Ông Norbert Barthle, Quốc Vụ khanh Bộ Hợp tác Kinh tế và phát triển Đức, cho biết. Việt Nam là một trong năm nước trên thế giới bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu. Có khoảng 1/10 diện tích đất liền bị tác động do sự nóng lên toàn cầu. Đây là vấn đề không chỉ của riêng Việt Nam mà cần có sự hợp tác mang tính toàn cầu. Trong đó Việt Nam đóng vai trò then chốt.
“Đức và Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với nhau. Và đưa ra giải pháp giải quyết những thách thức như trong lĩnh vực y tế. Và chống lại tác động của biến đổi khí hậu”. Theo ông Norbert Barthle.
Bất chấp khó khăn do đại dịch Covid-19. Đức tiếp tục duy trì vị trí đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong EU với kim ngạch thị trường thương mại hai chiều năm 2020 đạt xấp xỉ 10 tỷ USD. Và Việt Nam là bạn hàng lớn nhất của Đức trong ASEAN.