
Kinh tế Indonesia sẽ còn gặp nhiều khó khăn trước khủng hoảng dịch bệnh
Dịch bệnh Covid-19 diễn ra trên toàn thế giới kéo theo hàng loạt những hệ lụy trong nền kinh tế. Indonesia đang là một trong những nước Đông Nam Á phải chịu hậu quả nặng nề. Theo những số liệu thống kê mới nhất, số ca nhiễm ở quốc gia này trong một ngày lên đến con số gần 50.000 ca. Số ca tử vong thậm chí lên đến 1500 ca/ngày. Con số này thực sự đáng báo động so với mật độ dân số của Indonesia. Mới đây, Fitch đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Indonesia trong tình hình dịch bệnh căng thẳng. Tuy nhiên, Fitch vẫn mong rằng cuộc khủng hoảng về kinh tế ở quốc gia này sẽ có thể khắc phục sớm nhất.
Fitch hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Indonesia
Cơ quan xếp hạng quốc tế Fitch Ratings đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Indonesia. Mức hạ từ 5,3% xuống 4,8% trong năm 2021. Bởi vì những rủi ro do sự gia tăng đột biến các ca mắc COVID-19 thời gian gần đây.
Trong tuyên bố trên trang web chính thức, cơ quan này cho biết mặc dù hạ dự báo tăng trưởng của Indonesia, nhưng Fitch vẫn hy vọng rằng cuộc suy thoái kinh tế ở nước này dự kiến sẽ không trầm trọng thêm trong tương lai.
Nguyên nhân là do chính phủ Indonesia đang nỗ lực kiểm soát sự gia tăng các ca mắc COVID-19. Thông qua lệnh hạn chế các sinh hoạt cộng đồng khẩn cấp (PPKM).
Mặt khác, cơ quan trên cũng cho biết không chỉ làm giảm tốc độ phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng đột biến các ca mắc COVID-19 trong cộng đồng có thể tác động đến lĩnh vực tài chính. Các “con nợ” sẽ yêu cầu gia hạn cơ cấu lại khoản vay ở các ngân hàng. Mục đích nhằm trì hoãn việc trả nợ gốc và lãi của khoản vay.
Các số liệu không tích cực
Theo số liệu của Fitch, tái cơ cấu tín dụng tại 12 ngân hàng lớn tăng 21,5% trong quý I/2021. Nhu cầu này cao hơn so với 5,5% trong quý I/2020.
Điều kiện này làm cho tỷ lệ nợ xấu (NPL) cũng tăng. Cụ thể từ 2,6% trong quý I/2020 lên 3,1% trong quý I/2021.
Tương tự như vậy, các yêu cầu tái cơ cấu tài chính trong các ngân hàng, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng đã tăng 40% trong quý I/2021. Tỷ lệ tài chính không hoạt động (NPF) là 3,7%.
Chỉ có tỷ suất lợi nhuận ròng của các ngân hàng được dự báo là sẽ tiếp tục tăng. Dự báo này được đưa ra dựa vào việc thực hiện NIM vào khoảng 4,6% trong quý I/2021.
Tiếp tục cải cách và chuyển đổi nền kinh tế
Với chi tiêu công chiếm hơn 50% cơ cấu kinh tế, Indonesia sẽ phải dần chuyển sang nâng cao hiệu quả cho khu vực sản xuất. Thông qua khuyến khích công nghiệp hóa, đầu tư cũng như tăng xuất khẩu.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt hiện nay, đầu tư là chìa khóa chính để phục hồi và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati cho biết quá trình cải cách cơ cấu của Chính phủ Indonesia sẽ hỗ trợ kinh tế tăng trưởng trên 6% vào năm 2025.
Cải cách cơ cấu bao gồm năm chính sách chiến lược. Tập trung vào phát triển nhân lực, cơ sở hạ tầng, đơn giản hóa quy định, chuyển đổi kinh tế.