giá bán buôn tăng mạnh

Kinh tế Nhật Bản: Giá bán buôn tiếp tục tăng, thúc đẩy xuất khẩu để bù cho tiêu dùng

Phân tích thị trường Thị trường

Nhật Bản đang nỗ lực tìm mọi cách để khôi phục nền kinh tế sau quãng thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Mặc dù số ca nhiễm bệnh vẫn đang tăng cao, chính phủ Nhật Bản vẫn nỗ lực để tổ chức thành công Thế Vận Hội Tokyo 2020. Bên cạnh đó, các ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng mới đưa ra thông tin rằng, giá bán buôn tại nước này vẫn tiếp tục tăng nhanh trong các tháng vừa qua. Đồng nghĩa với đó là giá hàng hóa nhập khẩu cũng tăng mạnh. Hãy cùng xem các chuyên gia kinh tế Nhật Bản đã có những phân tích về thị trường bán buôn tại Nhật Bản qua bài viết dưới đây nhé.

Giá bán buôn tiếp tục tăng mạnh

Giá dầu tăng gây sức ép lên tiêu dùng

Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) công bố ngày 12/7, giá bán buôn tại nước này tiếp tục tăng mạnh trong tháng Sáu, khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng nhanh chưa từng có. Đây là một dấu hiệu cho thấy giá nguyên liệu thô tăng gây sức ép lên lợi nhuận doanh nghiệp.

Các nhà phân tích cho rằng các gia đình có thể cũng bắt đầu cảm nhận được tác động. Khi mà giá dầu tăng gần đây có thể làm tăng lạm phát giá tiêu dùng trong những tháng tới. Mặc dù với mức tăng nhẹ hơn so với các nền kinh tế phát triển khác do nhu cầu yếu.

thị trường Nhật Bản

Việc đồng yen yếu cũng đang khiến giá nguyên liệu thô tăng. Giá hàng hóa nhập khẩu tính theo đồng yen tăng 28% trong tháng Sáu, mức tăng cao kỷ lục. Chỉ số giá nguyên liệu thô tăng 49,8% trong tháng Sáu. Bởi một loạt hàng hóa từ dầu nhiên liệu đến gỗ tăng giá do nhu cầu toàn cầu lớn. Trong khi đó, giá hàng thành phẩm tăng chỉ 2%. Đây là dấu hiệu cho thấy nhu cầu trong nước yếu không khuyến khích nhiều doanh nghiệp tăng giá bán.

Chịu sức ép từ việc tiêm chủng vaccine

Người đứng đầu bộ phận thống kê giá cả của BoJ, Shigeru Shimizu, cho rằng giá bán buôn sẽ vẫn chịu sức ép tăng khi chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tiếp tục hỗ trợ đà phục hồi kinh tế. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp có thể tiếp tục tăng giá. Đặc biệt chủ yếu trong các lĩnh vực như thép và năng lượng.

Chỉ số giá hàng hóa doanh nghiệp (CGPI), đo lường mức giá mà các doanh nghiệp tính với hàng hóa và dịch vụ mua bán của nhau. Trong tháng Sáu CGPI tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu này vượt mức tăng 4,7% theo dự báo, sau khi tăng 5,1% trong tháng Năm. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2008 và là tháng tăng thứ tư liên tiếp.

Trong số 744 mặt hàng cấu thành CGPI, số mặt hàng tăng giá trong tháng Sáu vượt so với số mặt hàng giảm giá là 75. Mức này tăng so với con số 57 trong tháng Năm.

Đẩy mạnh xuất khẩu để phục hồi nền kinh tế

Kinh tế Nhật Bản đang phục hồi nhẹ khi xuất khẩu mạnh bù cho tiêu dùng yếu. Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Chính phủ Nhật Bản đã xác định một chiến lược mới với mục tiêu nâng giá trị xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản và thực phẩm nước này lên 5.000 tỷ yen (khoảng 46 tỷ USD) vào năm 2030.

đẩy mạnh xuất khẩu

Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ thành lập một tổ chức thống nhất các doanh nghiệp sản xuất, phân phối và bán hàng cho từng mặt hàng cụ thể như gạo, thịt bò…

Tổ chức này sẽ có nhiệm vụ nâng cao năng lực quảng bá sản phẩm. Bên cạnh đó còn khai thác thị trường xuất khẩu ở nước ngoài. Thông qua việc đặt tiêu chuẩn với mặt hàng cụ thể và điều tra mở rộng thị trường tiêu thụ.

Chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ tài chính để bảo trì các cơ sở vật chất cho xuất khẩu. Đồng thời sửa đổi một số luật hiện hành để tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Tags: , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *