
Kinh tế Thái Lan đối mặt với nguy cơ tăng trưởng 0% trong năm nay
Tình hình dịch Covid-19 diễn ra phức tạp ở Thái Lan khiến nền kinh tế nước này bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cách đây vài tháng, Bộ tài chính của nước này đã từng hạ dự báo mức tăng trưởng kinh tế của Thái Lan từ 2,8% xuống còn 2,3%. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh chưa có dấu hiệu được kiểm soát, BBL mới đây tiếp tục đưa ra mức dự báo mới chỉ 0%. Mặc dù đây là một con số khá đáng buồn cho nền kinh tế Thái Lan nhưng nó phản ánh đúng thực trạng của nước này trong thời điểm hiện tại. Hãy cùng chúng tôi phân tích những thực trạng của kinh tế Thái Lan trong thời gian sắp tới nhé.
Tình hình dịch bệnh tại Thái Lan
Về tình hình dịch COVID-19 ở Thái Lan, tổng số các ca mắc từ đầu dịch tới nay là 372.215. Trong đó có 3.032 người tử vong. Đa số các ca mắc mới và tử vong vì Thái Lan được ghi nhận kể từ khi làn sóng COVID-19 thứ ba xuất hiện từ đầu tháng 4. Với 343.352 ca mắc và 2.938 người không qua khỏi.
Tính đến ngày 13/7, Thái Lan đã tiêm 13.2 triệu liều vaccine ngừa COVID-19. Trong đó có 3,34 triệu người được tiêm mũi thứ hai. Giới chức Thái Lan đặt mục tiêu sớm tiêm chủng cho 70% cư dân thủ đô Bangkok. Đây là tâm điểm của làn sóng COVID-19 thứ ba. Nhưng hiện mới chỉ có 43,6% cư dân được tiêm chủng.
Phó Chủ tịch điều hành Ngân hàng Bangkok (BBL) Kobsak Pootrakool vừa đưa ra dự báo nền kinh tế Thái Lan có thể tăng trưởng 0% trong năm nay. Vì số ca mắc COVID-19 mới dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong ít nhất 2-3 tháng nữa. Và ngành du lịch sẽ không phục hồi trong quý IV/2021 như dự báo.
Truyền thông sở tại ngày 15/7 dẫn lời ông Kobsak nhận xét sự lây lan nhanh chóng của dịch COVID-19 đã gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Thái Lan và các doanh nghiệp trên toàn quốc.
Kinh tế Thái Lan sẽ tăng trưởng ở mức 0% trong năm nay
Theo ông Kobsak, các đợt bùng phát mới cũng có thể xảy ra sau này nếu việc tiêm chủng không được triển khai hoàn tất trên toàn quốc. Một nguy cơ khác là các biến thể của virus SARS-CoV-2 gây ra dịch COVID-19 đang ngày một nổi lên. Đại dịch COVID-19 đã thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Người dân giờ đây có xu hướng tiết kiệm tiền hơn là chi tiêu do sự không chắc chắn. Các biện pháp kích thích của Chính phủ đã không làm gì để ngăn chặn sự bất an đó.
BBL trước đó dự báo tăng trưởng kinh tế Thái Lan sẽ ở mức 1-2% trong năm nay. Ông Kobsak cho biết dịch bệnh kéo dài cũng đang ảnh hưởng đến niềm tin của du khách nước ngoài. Du lịch đóng góp 10-15% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thái Lan. Và khó có khả năng để du lịch phục hồi trong quý IV như kỳ vọng trước đó. Số ca lây nhiễm đang gia tăng cũng ảnh hưởng đến lĩnh vực chế tạo phụ thuộc vào xuất khẩu. Nguyên nhân do nhiều nhà máy buộc phải ngừng sản xuất.
Kinh tế Thái Lan đã giảm 6,1% vào năm ngoái. Đây là mức sụt giảm sâu nhất trong hơn hai thập niên. Trong đó lĩnh vực du lịch bị tàn phá bởi tác động của đại dịch. WB cho rằng sự phục hồi dự kiến sẽ tăng tốc vào năm 2022. Với tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến ở mức 5,1%. Lưu ý rằng rủi ro đối với tăng trưởng nghiêng về phía giảm và triển vọng vẫn chưa chắc chắn.
Tiến độ mua vaccine sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế
Ông Kobsak đề xuất phân bổ 100 tỉ baht (3 tỉ USD) để mua vaccine cho người dân toàn quốc. Ông cho rằng số tiền này rẻ hơn nhiều so với thiệt hại kinh tế ước tính lên tới 900 tỷ baht nếu dịch bệnh tiếp tục bùng phát cho đến cuối năm nay. Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 15/7 cũng đưa ra dự báo rằng nền kinh tế Thái Lan sẽ tăng trưởng 2,2% trong năm nay, kém hơn mức tăng 3,4% dự kiến trước đó, do ảnh hưởng của làn sóng COVID-19 thứ ba và du lịch yếu.
BoT cho rằng, nếu mua và tiêm chủng vaccine chậm trễ, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc mở cửa. Sẽ làm suy yếu ngành công nghiệp du lịch cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
MPC tin rằng, việc mua và phân phối vaccine một cách đầy đủ và kịp thời sẽ là vấn đề quan trọng nhất đối với nền kinh tế Thái Lan hiện nay. Thêm vào đó, Ủy ban này cho rằng, tính liên tục của các chính sách và biện pháp hành chính giữa các cơ quan chính phủ sẽ là yếu tố quan trọng giúp cho việc khôi phục nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát dịch mới.
Các biện pháp đẩy nhanh việc mua và tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 sẽ ngăn chặn dịch bệnh kéo dài. Còn các biện pháp tài chính cần bảo đảm tính liên tục của các xung lực tài khóa. Nhờ đó giảm thiểu tác động của đại dịch và hỗ trợ phục hồi kinh tế trong tương lai.