Nghẽn đầu ra, nông dân lại chới với khi giá lúa hè thu đột ngột giảm

Nghẽn đầu ra, nông dân lại chới với khi giá lúa hè thu đột ngột giảm

Thị trường Thông tin thị trường

Diện tích xuống giống ở vụ lúa hè thu ở ĐBSCL là 1,515 tỷ ha, năng suất đạt 56,7 tạ/ha, sản lượng 8,6 triệu tấn. 19 tỉnh, thành phía Nam đang trong thời kỳ thu hoạch lúa tuy nhiên đồng thời cũng thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, điều này càng gây khó khăn cho việc tiêu thụ lúa, nếp. Đối với nông dân và chính quyền các địa phương ĐBSCL, vấn đề lớn nhất của vùng hiện nay là làm sao bán được lúa, nếp trong khi bà con chuẩn bị thu hoạch vào mùa mưa bão để hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người dân. Cùng theo dõi bài viết sau của chúng tôi để biết thêm thông tin thị trường nhé.

Rớt giá ngay“vòng gởi xe”

Rớt giá ngay“vòng gởi xe”

Ông Nguyễn Văn Thức, nông dân ở xã Tần Thạnh B, huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp cho biết. Vụ Hè Thu này gia đình ông xuống giống gần 5 hecta nếp. Khi biết Đồng Tháp sẽ áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 trên toàn tỉnh, lo đến khi toàn tỉnh thực hiện giãn cách không có thương lái đi mua nên ông kịp thời lấy cọc bán hết diện tích nếp nhà với giá 4.500 đ/kg. Hiện nay, nếp sụt giá còn 4.200 – 4.300 đ/kg do rất ít có người đi mua. Lúa thì có giá tốt hơn, như giống OM 18 giá 5.500 đ/kg, 5451 giá 5.100 đ/kg,…

“Bây giờ giá nếp sụt xuống còn 4.200 – 4.300 đ/kg, so với vụ Đông Xuân giảm trung bình 2.000 đ/kg nhưng vẫn ít thương lái đi mua, chỉ những người có giấy test Covid-19 âm tính mới được đi mua. Trong xã những hộ nào chưa kịp bán gặp lái đi mua lúa, nếp thì mừng lắm, vì đang vô mùa mưa bão, sợ bị ngã đỗ nên lái họ mua giá nào cũng bán, mặc dù bán nếp với giá này là nông dân lỗ trắng tay ”, ông Thức chia sẻ.

Nỗi lo không có đầu ra

Hiện nay ngoài nỗi lo dịch bệnh Covid-19, người nông dân các tỉnh ĐBSCL còn mang nỗi lo khác lớn hơn là đầu ra nông sản bị ách tắc, giá cả sụt giảm, bán dưới giá thành sản xuất. Điều này ảnh hưởng lớn đến thu nhập của bà con. Dẫn đến không đủ tiền trang trải cho đời sống trong mùa dịch. Cũng như vốn đầu tư cho vụ sản xuất sau.

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết, tỉnh An Giang như cũng như các tỉnh khác ở trong khu vực ĐBSCL cũng có những khó khăn giống nhau. Trước đây, khi chưa có dịch bệnh Covid-19, rau, màu và cây trái của tỉnh bán ra các tỉnh khác rất dễ dàng cũng như qua thị trường Campuchia, và đặc biệt là thị trường Trung Quốc, nhưng hiện nay đầu ra hầu hết các loại nông sản của tỉnh đều gặp khó.

Chỉ tính riêng sản lượng nếp, hiện tỉnh còn khoảng 150.000 tấn nếp chưa tiêu thụ được. Trong đó, nếp vụ Đông Xuân muộn còn khoảng 20.000 tấn và vụ Hè thu khoảng 130.000 tấn. Trước đây, thương nhân Trung Quốc vẫn thu mua nhưng nay do tình hình dịch bệnh Covid-19. Họ không mua nữa, đầu ra bên Trung Quốc bị tắc nên việc tiêu thụ nếp đang rất khó khăn. Vì vậy, đầu ra của nếp chính là cái lo lớn nhất của tỉnh An Giang hiện nay.

Giá rơi đột ngột – nông dân “đột tử”

Giá rơi đột ngột - nông dân “đột tử”

Với kinh nghiệm “lão nông tri điền”, ông Diêm cho biết. Giá lúa rớt đột ngột như hiện nay đã nhiến nhiều nông dân “đột tử”. Bởi đó không chỉ là sự hụt hẫng tâm lý sau khi vừa trải qua vụ lúa trúng giá. Mà còn là sự đối mặt với nguy cơ thua lỗ và hơn thế nữa. Theo ông Diêm, hầu hết giá các khâu chi phí đầu vào đều tăng, nhất là vật tư như phân bón, thuốc trừ sâu.

Chỉ riêng mặt hàng phân bón, đã trở thành gánh nặng đối với người trồng lúa. Ngay sau khi kết thúc vụ lúa đông xuân, nhiều mặt hàng phân bón đều tăng thêm bình quân 200 ngàn đồng/bao (50kg). Thậm chí với mặt hàng phân URE, mức tăng cao hơn. Cụ thể, theo ông Diêm, vụ đông xuân, 1bao chỉ nhỉnh hơn 300 ngàn đồng, giờ đã lên đến 550 ngàn đồng.

Với giá lúa hiện nay và mức bón bình quân 50kg/công (1.000m2), thì mỗi công lúa bị “mất trắng” trên 40kg lúa. “Với giá bán hiện nay, sau 3 tháng chăm sóc, nông dân chỉ huề vốn sản xuất. Mất trắng công sức lao động. Còn nếu thuê đất thì coi như lỗ nặng”- ông Diêm chia sẻ…. Điều này được xem như giọt nước làm tràn chiếc ly bất trắc của bài toán lợi nhuận.

Cần có biện pháp kịp thời để mua lúa cho nông dân

Biện pháp nào để thương lái có thể thu mua lúa khi thực hiện giãn cách xã hội

Bên cạnh đó, An Giang cũng đang vào thu hoạch rộ lúa vụ Hè thu. Trước tình hình 19 tỉnh/thành phía Nam thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16 của Chính phủ. Tỉnh rất lo một số doanh nghiệp cũng như thương lái ngoài tỉnh không vào được An Giang thu mua lúa.

Vào cuối tháng 7 và trong tháng 8, tỉnh sẽ thu hoạch trên dưới nửa triệu tấn lúa. Nhưng hiện nay không có đầu ra. Trong giai đoạn này ĐBSCL đang vào cao điểm mùa mưa bão. Nếu thu mua không kịp thời sẽ làm chất lượng lúa và nếp sụt giảm nghiêm trọng.

“An Giang cũng như các tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL khẩn thiết đề nghị các bộ, ngành Trung ương có giải pháp giúp địa phương tiêu thụ được hết các sản lượng lúa, nếp vụ Hè Thu để bà con có vốn chuẩn bị xuống giống vụ Thu Đông mới với diện tích 160.000 hecta kế hoạch. Đặc biệt, rất mong Bộ NN-PTNT chỉ đạo Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lương thực miền Nam tăng cường và kịp thời thu mua lúa cho bà con nông dân trong thời gian thu hoạch”, ông Lâm chia sẻ.

Khó khăn trong tìm kiếm nhân lực trong vận chuyển

Khó khăn trong tìm kiếm nhân lực trong vận chuyển lúa

Còn theo ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở NN-PTTN tỉnh Sóc Trăng. Ngoài những khó khăn về vấn đề tiêu thụ nông sản cho nông dân như các tỉnh khác. Thì Sóc Trăng còn gặp một số khó khăn nguồn nhân lực trong khâu tiêu thụ vận chuyển giao nhận hàng hóa đi các tỉnh.

Đối với vụ lúa Hè thu, tỉnh xuống giống được 141.000 hecta. Dự kiến sản lượng đạt khoảng 400.000 tấn, tập trung vào tháng 7 và tháng 8. Nếu tình hình dịch bệnh ổn đầu tháng 8 thì đầu ra lúa hè thu sẽ ít bị ảnh hưởng. Còn như tình hình dịch bệnh chưa ổn thì vấn đề tiêu thụ lúa gạo sẽ gặp nhiều khó khăn.

Theo Bộ NN-PTNT, giá nhiều loại nông sản giảm mạnh khi các đợt dịch bùng phát trùng với thời điểm vào vụ thu hoạch rộ. Ví dụ khoai lang tím tại Vĩnh Long, xoài tại An Giang. Nguyên nhân giá giảm, là do tình hình dịch bệnh Covid-19. Nên thương lái Trung Quốc không sang thu mua. Mặt khác thời gian này cũng là vụ thu hoạch nông sản cùng loại của Trung Quốc. Và các nước láng giềng như Campuchia, Thái Lan.

Tags: , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *