Những chính sách về mức đóng BHYT trong năm 2021

Những chính sách về mức đóng BHYT trong năm 2021

Bảo hiểm Tài Chính

Tại Việt Nam, nền kinh tế đang được cải thiện từng ngày. Có thể nói rõ ràng rằng trong những năm gần đây. Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triễn có chỉ số phát triển cáo nhất. Nhưng năm 2021 do ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19. Nên nhiều mặt về kinh tế trong những năm này không được khả quan cho lắm. Vì vậy nhà nước đang đẩy mạnh về những vẫn về đề của xã hội để hỗ trợ người dân trong đại dịch như: BHXH, BHYT, BHTN … Tất cả các hộ gia đình đều được hưởng các chính sách tốt nhất với các loại hình bảo hiểm.

Theo tính phổ quát, thời gian gần đây, mức đóng và mức hưởng của BHYT hộ gia đình có một số điều chỉnh nhất định. Do đó, việc đóng BHYT cho các thành viên trong gia đình sẽ có sự thay đổi. Vậy những thay đổi đó là gì? Chúng ta cần đóng mức BHYT là bao nhiêu? Vậy thì chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé. Trong bài viết bên dưới chúng tôi sẽ làm rõ những thông tin về mức dóng BHYT của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Cùng với những chính sách về hỗ trợ cho người dân…

Mức đóng bảo hiểm y tế năm 2021

Mức đóng bảo hiểm y tế năm 2021 được thực hiện theo quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động):

  • Mức đóng bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động.
  • Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng. Theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế. Nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;
  • Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ. Hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật. Thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật. Người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;

Mức đóng bảo hiểm y tế năm 2021

Chính sách với những đối tượng tham gia

Lưu ý: Trường hợp đối tượng trên có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.

  • Đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng: Mức đóng bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động.
  • Đối với người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi: Mức đóng bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản.
  • Đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp: Mức đóng bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp.

Tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình

Trường hợp tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình. Mức đóng bảo hiểm y tế như sau:

  • Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở.
  • Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
  • Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế trong trường hợp này được thực hiện. Khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.

Lưu ý: Đối với đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng thì không áp dụng giảm trừ mức đóng theo quy định trên.

Tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình

Đối với các đối tượng khác

Đối với các đối tượng khác: Mức đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở.

Lưu ý chung:

  • Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được quy định cụ thể tại Điều 1, Điều 2, Điều 3, Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
  • Trường hợp đối tượng tham gia bảo hiểm y tế là thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội, thân nhân của công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân. Thân nhân của người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu. Đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau. Thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: Do người lao động và người sử dụng lao động đóng; do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng; do ngân sách nhà nước đóng; do người sử dụng lao động đóng.
Tags: , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *