
Những cơ hội và thách thức với tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong thời gian tới
Sau khoảng thời gian dài chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nền kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu hồi phục và tăng trưởng trở lại. Các chuyên gia dự báo nền kinh tế sẽ còn nhảy vọt trong thời gian tới. Bởi các cường quốc kinh tế là Mỹ, Trung Quốc hay châu Âu đều đã tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, việc biến chủng mới delta khiến tình hình dịch bệnh ở nhiều quốc gia lại trở nên phức tạp hơn. Nền kinh tế tại một số nước như Ấn Độ, Australia hay các nước châu Á đang bị chững lại. Hãy cùng chúng tôi phân tích những thay đổi dự kiến của kinh tế toàn cầu trong thời gian tới qua bài viết sau đây nhé.
Biến chủng mới delta tác động đến kinh tế toàn cầu
Kết quả khảo sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp trên khắp châu Âu công bố ngày thứ Sáu cho thấy hoạt động kinh tế tăng trưởng mạnh nhất trong hơn 2 thập kỷ. Như vậy nhiều khả năng kinh tế khu vực châu Âu sẽ sớm trở lại khoảng thời gian tăng trưởng cao như Mỹ.
Thế nhưng khó khăn trước mắt còn nhiều. Bởi kinh tế Australia, Ấn Độ và nhiều khu vực khác tại châu Á tăng trưởng chững lại. Nó cho thấy quá trình phục hồi của kinh tế toàn cầu vẫn còn liên quan nhiều đến hướng diễn biến của đại dịch Covid-19 và thậm chí có thể chững lại khi mà số lượng các ca lây nhiễm mới tăng lên do biến chủng ngày một xuất hiện nhiều hơn.
Chuyên gia kinh tế trưởng tại HIS Markit, ông Chris Williamson, nhận xét: “Kết quả khảo sát mới nhất cũng cho thấy biến chủng delta tiềm ẩn rủi ro lớn với triển vọng kinh tế toàn cầu. Số lượng các ca nhiễm mới tăng cao. Vì vậy niềm tin kinh doanh đi xuống mức thấp nhất tính từ tháng 2/2021. Thêm nữa là các biện pháp siết chặt trên khắp thế giới cũng sẽ có thể khiến cho tình trạng trì hoãn của chuỗi cung ứng toàn cầu ngày một tồi tệ hơn”.
Kinh tế châu Âu và Mỹ đang hồi phục mạnh mẽ
IHS Market công bố chỉ số PMI của khu vực đồng tiền chung châu Âu, chỉ số đo lường hoạt động trong ngành sản xuất và dịch vụ. Chỉ số này tăng lên mức 60,6 trong tháng 7/2021 từ mức 59,5 của tháng 6/2021. Đây là mức cao nhất trong 21 năm. Ngưỡng trên 50 cho thấy sự tăng trưởng.
Kết quả khảo sát ngành sản xuất Mỹ công bố thứ Sáu cũng cho thấy sự tăng trưởng hạ nhiệt. Dù vậy mức độ tăng trưởng vẫn cao so với thời gian trước.
Tiến độ tiêm chủng vắc xin Covid-19 khác nhau cùng việc chính phủ nhiều nước đưa ra nhiều biện pháp. Đồng nghĩa rằng quá trình phục hồi đã và sẽ vẫn tiếp tục duy trì trên khắp thế giới.
Theo WB, nền kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tăng trưởng 6,8% trong năm 2021. Nền kinh tế lớn nhất thế giới năm ngoái đã sụt giảm 3,5% do dịch bệnh COVID-19. Chiến dịch tiêm vaccine đang được thúc đẩy nhanh chóng và rộng rãi. Cùng với đó là các chương trình hỗ trợ kinh tế khổng lồ của chính phủ. Tất cả sẽ giúp nền kinh tế nước này sớm hồi phục. Các chuyên gia kinh tế tuy nhiên ước tính rằng tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong khoảng thời gian 3 tháng kết thúc vào tháng 6/2021 đã lập đỉnh.
Đối với quý hiện tại, JP Morgan dự báo kinh tế Mỹ sẽ hạ nhiệt từ tốc độ chóng mặt. Cùng lúc đó, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ hạ nhiệt. Tuy nhiên, JP Morgan dự báo kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ tăng trưởng nhanh hơn kinh tế Mỹ trong quý 2/2021. Kinh tế Ấn Độ sẽ hồi phục, tăng trưởng kinh tế thế giới quý 3/2021 sẽ lên cao.
Triển vọng phát triển kinh tế thế giới
Kinh tế toàn cầu phục hồi nhanh, giá cả tăng chóng mặt. Ngân hàng Trung ương nhiều nước đã buộc phải nâng lãi suất chủ chốt. Ngân hàng Trung ương Nga vào ngày thứ Sáu đã buộc phải quyết định nâng lãi suất cơ bản đồng nội tệ lần thứ 4 tính từ tháng 3/2021. Nâng lãi suất chủ chốt lên mức 6,5% từ mức 5,5% trước đó. Và cảnh cáo sẽ có thêm động thái mạnh tay được đưa ra.
Triển vọng kinh tế thế giới trong những tháng mùa hè dường như không mấy chắc chắn. Nhất là khi mà biến chủng delta dẫn đến tình trạng lây nhiễm mạnh Covid-19 trên khắp thế giới. Việc đại dịch chưa có hướng giải quyết triệt để đã gây tổn hại đến niềm tin người tiêu dùng.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), bà Christine Lagarde, nhận xét: “Việc phần lớn lĩnh vực trong nền kinh tế tái mở cửa trở lại đang giúp cho ngành dịch vụ phục hồi chóng mặt. Tuy nhiên biến chủng delta của Covid-19 có thể gây tổn hại đến sự phục hồi của ngành dịch vụ. Đặc biệt trong ngành du lịch và nhà hàng khách sạn”.
Tháng 6 vừa qua, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo về nền kinh tế toàn cầu trong năm 2021. Dự báo rằng nền kinh tế sẽ đạt mức tăng trưởng 5,6%. Đây là tốc độ phục hồi nhanh nhất từ mọi cuộc suy thoái toàn cầu trong vòng 80 năm qua. Phần lớn nhờ vào sự phục hồi mạnh mẽ từ một số nền kinh tế lớn.
Trong khi đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa đưa ra dự báo mức tăng trưởng kinh tế. Con số dự báo là 7,2% trong năm nay cho khu vực châu Á đang phát triển. Con số này giảm nhẹ so với mức dự báo 7,3% hồi tháng 4 vừa qua