
Những vấn đề về tiền lương tháng của BHXH từ 2021 mà người dân cần phải biết
BHXH có nhiều thay đổi trong thời gian qua, đặt biệt là những chính sách về hỗ trợ thất nghiệp. Những hỗ trợ về cách li y tế do covid-19 gây ra. Nhưng đối với những khoan thu, đóng bảo hiểm cũng có nhiều thay đổi từ đầu năm 2021. Những chính sách mới được các cấp lãnh đạo ban hành. Người dân cần được tìm hiểu cũng như xem xét kỹ để có thể thực hiện cũng như bảo vệ quyền lợi của chính bản thân mình. Trong bài viết dưới đay chúng toip sẽ đề cập đến một số thông tin về mức lương, mức lương đóng, tiền lương…
Mức lương theo công việc hoặc chức danh
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ năm 2021 được hướng dẫn tại Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH ngày 7-7-2021 sửa đổi Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Theo đó, từ ngày 1-1-2021 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương. Phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH. Cụ thể như sau:
Ghi mức lương tính theo thời gian của công việc. Hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương. Do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Lao động. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán. Thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
Phụ cấp tiền lương theo thỏa thuận của hai bên
Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động. Tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt. Mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến. Hoặc tính chưa đầy đủ. (Không bao gồm: Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động).
Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau
Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương (Không bao gồm: Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể. Cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương. Gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động). Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 1-9-2021 và bãi bỏ khoản 1 Điều 15; khoản 1, 2 Điều 18 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu năm 2021
Theo Điểm 2.6 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu quy định như sau:
- Với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất. Trong điều kiện lao động bình thường: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
- Với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
- Với người lao động làm công việc hoặc chức danh trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc. Hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương. Làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
- Với người lao động làm công việc hoặc chức danh trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc. Hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương. Làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Hiện nay, lương tối thiểu vùng năm 2021 đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo phương án chưa tăng lương tối thiểu vùng năm 2021 như kết quả bỏ phiếu của Hội đồng Tiền lương Quốc gia. Tức mức lương sẽ được thực hiện theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Bạn có thể xem thêm những thông tin về bảo hiểm tại đây.