
Phiên đầu tuần có sự giảm mạnh các hợp đồng tương lai
Phiên đầu tuần ngày 19/7 chứng kiến sự giảm mạnh của các hợp đồng tương lai. Hợp đồng tương lai giảm mạnh và sâu hơn phiên trước khiến 3 hợp đồng đã quay lại mức chênh lệch âm so với chỉ số VN30. Thị trường cơ sở và thị trường chứng khoán phái sinh đều “đỏ rực”. Lý do đến từ sự thận trọng của nhà đầu tư trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Trong khi đó, thanh khoản của thị trường phái sinh lại hồi phục và có sự tăng mạnh khi mà biên độ biến động các hợp đồng lớn.
Các hợp đồng tương lai giảm điểm phiên đầu tuần 19/7
Trên thị trường phái sinh phiên 19/7, các hợp đồng tương lai giảm điểm rất sâu, khi thị trường cơ sở đỏ rực trong toàn bộ phiên giao dịch. Theo đó, các hợp đồng tương lai giảm từ -59,8 điểm đến -73,2 điểm; trong khi đó, chỉ số cơ sở giảm -63,9 điểm. Cụ thể, VN30F2108 (F2108) giảm 5%, còn 1.368 điểm. VN30F2109 (F2109) giảm 4,82%, còn 1.369,9 điểm. Hợp đồng VN30F2112 (F2112) giảm 5,08%, còn 1.367,6 điểm. Hợp đồng VN30F2203 (F2203) giảm 4,16%, còn 1.378 điểm. Hiện tại, chỉ số cơ sở VN30-Index đang ở mức 1.374,15 điểm.
Lực bán tăng mạnh trên thị trường cơ sở khiến cho các hợp đồng cũng không ngoại lệ. Khi cơ hội mở vị thế cho bên Short xuất hiện ào ạt trong phiên. Hợp đồng tháng hiện tại VN30F2108 đóng cửa giảm mạnh -72 điểm. Ghi nhận khoảng cách chênh lệch âm -6,1 điểm với chỉ số cơ sở. Chênh lệch âm cũng là trạng thái chung của hợp đồng tháng 9 và tháng 12/2021. Riêng hợp đồng tương lai tháng 3/2022 vẫn duy trì được chênh lệch dương.
Trong phiên giao dịch ngày 19/07/2021, hợp đồng F2108 giảm điểm sau phiên ATO. Và đà giảm này liên tục được gia tăng trong cả phiên sáng lẫn phiên chiều. Kết phiên, hợp đồng F2108 đóng cửa xấp xỉ mức thấp nhất trong ngày. SSI Research cho biết, trên đồ thị 5 phút, xu hướng giảm của VN30F2108 vẫn đang duy trì, bên cạnh diễn biến thận trọng của thị trường cơ sở do ảnh hưởng của dịch bệnh. Trạng thái này vẫn sẽ tạo ra những lợi thế nhất định cho bên Short khi mở vị thế trong phiên giao dịch tiếp theo.
Thanh khoản thị trường phái sinh phiên đầu tuần
Trong khi đó, thanh khoản thị trường phái sinh lại hồi phục mạnh mẽ trở lại. Khi thị trường tương lai dao động với biên độ lớn. Thu hút lệnh mở vị thế của các nhà giao dịch. Theo đó, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 308.690 hợp đồng. Riêng hợp đồng tháng 8 đạt 307.734 hợp đồng. Tăng mạnh cũng là diễn biến tương tự của khối lượng hợp đồng mở, đạt 31.950 hợp đồng.
Khối lượng và giá trị giao dịch của thị trường phái sinh lần lượt tăng 12,25% và 18,31% so với phiên ngày 16/07/2021. Cụ thể, khối lượng giao dịch F2108 tăng 22,27% với 307.734 hợp đồng được khớp lệnh. Khối lượng giao dịch của F2109 đạt 787 hợp đồng, tăng 111,56%. Khối ngoại đã trở lại bán ròng sau 3 phiên mua ròng liên tiếp. Nhưng tổng khối lượng bán ròng chỉ đạt 147 hợp đồng.
Diễn biến thị trường cơ sở
Trên thị trường cơ sở, diễn biến phức tạp của Covid-19 kéo theo vận động đi xuống của các chỉ số chứng khoán trong phiên đầu tuần. Theo đó, VN30 duy trì sắc đỏ trong toàn bộ thời gian giao dịch, đóng cửa giảm -4,4%, về 1.374,15 điểm. Trên đồ thị kỹ thuật, VN30 hình thành nến đỏ thân dài. Đi cùng với khoảng trống giảm cho thấy sự thận trọng của một bộ phận nhà đầu tư trong ngắn hạn. Chỉ số hiện đang được nâng đỡ bởi vùng nền hình thành vào tháng 5/2021.
“Việc chỉ số VN30 giảm mạnh và xuyên thủng vùng hỗ trợ 1.400 điểm cho thấy khả năng chỉ số này sẽ đi về vùng hỗ trợ tiếp theo tại 1.331 – 1.300 điểm. Đây là vùng hỗ trợ rất mạnh. Nên có nhiều khả năng chỉ số VN30 sẽ hồi phục trở lại từ vùng hỗ trợ này. Đặc biệt là khi đi kèm với khối lượng giao dịch tăng lên” – các chuyên gia của SSI Research cho hay.