Đầu tư ngày càng rộng

Singapore dẫn đầu trong đầu tư vào Việt Nam

Kinh tế - Đầu tư Thị trường

Cùng với việc đầu tư những lĩnh vực truyền thống, các doanh nghiệp Singapore thường có xu hướng đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực mới nổi như lĩnh vực đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; thành phố thông minh hay công nghệ 4.0, ngành hàng tiêu dùng, năng lượng và công nghệ cao… Nhằm tận dụng những tiềm năng tăng trưởng to lớn của thị trường kinh tế trong thời gian tới. Trong nửa tháng đầu năm 2021, Singapore vẫn luôn giữ vị trí “quán quân” dẫn đầu trong đầu tư vào Việt Nam với số tiền là 5,65 tỷ USD; chiếm 36,9% tổng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào nước ta từ đầu năm 2021 đến nay.

Singapore liên tục đứng đầu

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, 6 tháng đầu năm 2021, Việt Nam thu hút được 15,27 tỷ USD vốn FDI, bao gồm cả vốn của các dự án đăng ký mới, các dự án tăng vốn và vốn góp, mua cổ phần đến từ các nhà đầu tư thuộc 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, Singapore dẫn đầu với 5,65 tỷ USD; chiếm 36,9% tổng vốn FDI vào Việt Nam từ đầu năm đến nay.

Singapore luôn đứng đầu về đầu tư vào Việt Nam

Trước đó, năm 2020 các nhà đầu tư Singapore cũng đầu tư vào Việt Nam gần 9 tỷ USD; chiếm 31,5% tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam trong năm 2020. Và cũng là quốc gia dẫn đầu trong tổng số 112 quốc gia; vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam trong năm. Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 3,9 tỷ USD; chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư. Trung Quốc đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,46 tỷ USD; chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông,…

Nếu xét theo số lượng dự án mới thì Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với 609 dự án. Trung Quốc đứng vị trí thứ hai với 342 dự án. Nhật Bản đứng thứ ba với 272 dự án và Hồng Kông đứng thứ tư với 211 dự án.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 60 tỉnh, thành phố trên cả nước trong năm 2020. Trong đó, TP Hồ Chí Minh vươn lên dẫn đầu với tổng vốn đăng ký đạt 4,36 tỷ USD; chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư. Tỉnh Bạc Liêu đứng thứ hai với 1 dự án lớn có vốn đầu tư 4 tỷ USD; chiếm 14% tổng vốn đầu tư đăng ký. TP Hà Nội đứng thứ ba với gần 3,6 tỷ USD; chiếm 12,6% tổng vốn đầu tư.

Những ưu điểm khi đầu tư vào Việt Nam

Theo Liên đoàn Doanh nghiệp Singapore, trong số những đề nghị tham vấn về đầu tư ra nước ngoài. Mà đơn vị này nhận được, nhiều nhất vẫn là kế hoạch đầu tư tại Việt Nam.

Theo đó, bên cạnh những lợi thế chính trị ổn định, tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong nhiều năm liền; chi phí sản xuất cạnh tranh; nguồn nhân lực dồi dào và đang ở trong thời kỳ dân số vàng… Việt Nam còn được nhà đầu tư Singapore đánh giá là thị trường tiềm năng với 90 triệu dân. Cộng với tiến trình hội nhập kinh tế, quốc tế sâu rộng. Đầu tư vào Việt Nam, các doanh nghiệp Singapore nói riêng. Và nhà đầu tư nước ngoài nói chung sẽ có nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu vào các quốc gia mà Việt Nam có ký kết các Hiệp định thương mại tự do.

Những dự án lớn cả tỷ đô được xuất hiện

Vsip là một trong những dự án lớn

Dự án lớn nhất của Singapore đầu tư vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021 thuộc lĩnh vực năng lượng. Cụ thể là Dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II, tổng vốn đăng ký trên 3,1 tỷ USD. Với mục tiêu truyền tải và phân phối điện, sản xuất điện tại tỉnh Long An. Trước đó, năm 2020, nhà đầu tư Singapore cũng đầu tư vào Dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liệu;  với tổng vốn đầu tư đăng ký lên đến 4 tỷ USD; với mục tiêu sản xuất điện từ khí tự nhiên hóa lỏng LNG.

Bên cạnh lĩnh vực năng lượng, các nhà đầu tư Singapore cũng quan tâm đến lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp tại Việt Nam. Trong đó, tiêu biểu trong lĩnh vực này là Dự án Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP). Đây là dự án liên doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam –Becamex IDC. Và liên minh các nhà đầu tư Singapore do Tập đoàn Sembcorp Development dẫn đầu.

Thành lập từ năm 1996, đến nay VSIP đã có 9 dự án tại nhiều địa phương trên cả nước. Bao gồm: Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Bình Dương, Quảng Ngãi, Nghệ An. Tổng quỹ đất mà VSIP đang sử dụng tại Việt Nam là hơn 8.600 ha. Bao gồm đất công nghiệp, đô thị và dịch vụ. Đến nay đơn vị này đang cung ứng hạ tầng sản xuất cho 840 khách hàng đến từ 30 quốc gia; và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Với tổng vốn đầu tư 14 tỷ USD, tạo việc làm cho 250.000 lao động trong và ngoài nước.

Ngoài ra các có các lĩnh vực công nghệ cao

đầu tư vào các ngành công nghệ cao

Ngoài khu công nghiệp, các doanh nghiệp Singapore như Keppel Land; CapitaLand và Mapletree đã đầu tư phát triển các dự án thương mại; du lịch và khu phức hợp tại những thành phố lớn (Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh). Hiện tại vẫn tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác tại Việt Nam. Một lĩnh vực nữa cũng đang được nhà đầu tư Singapore quan tâm là logistics. Tháng 9/2020, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty Cổ phần SG Logistics, được biết đây là dự án thứ 3 của công ty tại Khu công nghiệp Tân Phú Trung với tổng diện tích đất sử dụng gần 20 ha và vốn đầu tư 80 triệu USD.

Bên cạnh các lĩnh vực trên, nhà đầu tư Singapore cũng bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực công nghệ cao tại Việt Nam. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, trong bối cảnh hai nước đang tiếp tục tăng cường hợp tác về đổi mới sáng tạo. Và Luật Đầu tư năm 2020 đang tạo ra những cơ chế rõ ràng hơn trong quy định đầu tư, ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; điều này sẽ mở ra cơ hội để Việt Nam thu hút doanh nghiệp Singapore đầu tư vào lĩnh vực công nghệ.

Lũy kế đến tháng 6/2021, các doanh nghiệp Singapore đã đầu tư vào Việt Nam 2.735 dự án; với tổng vốn đăng ký 62,271 tỷ USD. Với kết quả này, Singapore xếp thứ 3/140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có dự án đầu tư tại Việt Nam.

Tags: , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *