Người dân mong muốn có thể có được quyền lợi tốt hơn khi sửa đổi Luật bảo hiểm xã hội

Người lao động mong muốn được tôn trọng quyền lợi khi sửa đổi luật BHXH

Bảo hiểm Tài Chính

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Na. Trong ba tháng đầu năm 2021. Số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần tăng hơn 20,5% so với cùng kỳ năm 2020. Điều đó có nghĩa là trong tương lai người lao động này đạt đến tuổi nghỉ hưu thì hàng tháng không có thu nhập từ lương hưu để đảm bảo cuộc sống và không được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí để chăm sóc sức khỏe về già… Nhưng bên cạnh đó còn rất nhiều đề xuất cũng như dụ thảo xây dựng thêm hoặc sửa đổi. Tuy nhiên về việc bảo hiểm xã hội một lần. Thì nên tôn trọng quyền lựa chọn của người lao động. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ làm rõ hơn những thông tin bên trên

Sửa đổi Luật bảo hiểm xã hội cần tôn trọng quyền lợi của người lao động

Theo nhiều độc giả, việc nghiên cứu sửa đổi Luật bảo hiểm xã hội. Thì cần tôn trọng quyền lợi của người lao động. Giai đoạn 2016-2020, số người nhận bảo hiểm xã hội một lần tăng khoảng 9% mỗi năm. Riêng những tháng đầu năm 2021. Cả nước có 226.503 người hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo đánh giá của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu là do tác động của dịch Covid-19. Khiến doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn đến nhiều lao động phải nghỉ việc. Đến nay, người lao động đã nghỉ việc đủ 12 tháng. Nên làm thủ tục đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần với mong muốn có một khoản tiền để trang trải cuộc sống hiện tại.

Sửa đổi Luật bảo hiểm xã hội cần tôn trọng quyền lợi của người lao động

Phản hồi của bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng người lao động đăng ký nhận bảo hiểm xã hội một lần. Đồng nghĩa với việc rời khỏi hệ thống bảo hiểm xã hội. Đây là thực trạng đáng lo ngại, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động và ảnh hưởng tới tình hình kinh tế – xã hội. Ảnh hưởng lâu dài tới sự cân đối của quỹ bảo hiểm xã hội.

Trước thực tế này, mới đây Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có tờ trình Chính phủ về đề xuất sửa đổi Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Trong đó có nội dung thắt chặt các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Đáng chú ý là đề xuất quy định điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo hướng có lộ trình tiến tới. Chỉ giải quyết đối với người lao động khi đã hết tuổi lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu. Mà không có nhu cầu đóng tiếp đề xuất quy định trường hợp chưa hết tuổi lao động. Mà nhận bảo hiểm xã hội một lần thì mức hưởng thấp hơn.

Quan điểm xung quanh đề xuất

Xung quanh đề xuất này, nhiều bạn đọc cho rằng ban soạn thảo cần cần nhắc đến việc siết điều kiện hưởng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội. Lý giải về hiện tượng nhân bảo hiểm xã hội một lần, bạn đọc tên Tuân bày tỏ: “Thực ra người lao động không phải vì cái lợi trước mắt,  mà do họ không kiếm được việc làm mới nên không tham gia được mà thôi. Người lao động không muốn vậy đâu”.

Đồng quan điểm, bạn đọc khác tên Tuấn thẳng thắn chỉ ra rằng do lương hưu quá thấp quá. Nên người lao động mới nhận bảo hiểm xã hội một lần. “Người lao động đóng đủ 15 năm thì nên cho hưởng lương hưu, chứ chờ tới tuổi thì xa quá” – bạn đọc này góp ý.

Theo một bạn đọc tên Hai, ở tình cảnh không có việc làm thì việc người lao động xin nhận bảo hiểm xã hội một lần là đương nhiên, bởi nếu không họ lấy cái gì mà sống trong những ngày trước mắt, để tìm kiếm lại từ đầu cho những ngày dài (lấy ngắn nuôi dài).

Thực tệ hơn, bạn đọc Trương Hữu Nhân nêu ví dụ: “Tôi đi làm 10 năm, lương hàng tháng chỉ đủ trang trải hàng tháng, giờ cần vốn 70-80 triệu đồng làm ăn không thể vay mượn thì rút bảo hiểm một lần. Mà phải chờ 30 năm nữa mới được lãnh lương hưu!… Cạn lời”. Riêng bạn đọc Bùi Văn Hùng thì hài hước: “Không thấy nhắc đến việc giảm tuổi hưởng hưu, nam 55 nữ 50 thì dù có đóng 20 năm người lao động họ cũng chẳng rút 1 lần đâu”.

Quan điểm xung quanh đề xuất

Những góp ý

Góp ý vấn đề này, bạn đọc tên Lành nói Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hãy nghĩ đến việc người lao động ở các thành phố, thị xã đi làm cho tư nhân không được đóng bảo hiểm. Dù đã có quy định chủ doanh nghiệp phải ký hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm cho người lao động, nhưng người sử dụng lao động không thực hiện, còn người lao động không làm thì nghỉ, doanh nghiệp sẽ tuyển người khác. “Luật quy định người lao động được kiện ra tòa nhưng nghỉ làm một ngày tiền nhà, tiền ăn… chưa nói đến nhiêu khê khác” – bạn đọc này góp ý.

Những quan điểm bổ sung khác

Theo bạn đọc Đỗ Văn Tâm, nghiên cứu sửa đổi luật bảo hiểm chúng ta cần tôn trọng quyền lợi của người dân, nghĩa là giải quyết theo nguyên vọng của người bỏ sức lao đông ra để đóng tiền. “Nhiều công ty dịch vụ bảo vệ có đóng bảo hiểm cho người lao động đâu. Có công ty bảo phải ký họp đồng từ 2 năm trở lên mới có đóng bảo hiểm. Còn dưới 2 năm không có đóng bảo hiêm. Ảnh hưởng đến quỷ bảo hiểm là những trường họp như thế đó” – bạn đọc này bày tỏ.

Với bạ đọc T.Ngọc, chế độ hưu trí nên có mức tối đa và tối thiểu không nên chênh lệch quá lớn chỉ chênh nhau 10, 20% thôi. Hiện tại như cùng làm trong cơ quan nhà nước mức lương hưu giữa giáo viên và quân đội, công an chênh nhau nhiều lắm mặc dù 2 ngành này biết là đặc thù. Nhưng khi còn công tác đã được hưởng những khoản phụ cấp rồi nên khi về hưu phải là như nhau, bản chất của tiền hưu trí là đảm bảo cuộc sống vừa đủ cho cá nhân đó vì khi đó con cái đã trưởng thành không còn chi phí gì nhiều nữa.

Tỉ lệ hưởng bảo hiểm xã hội một lần của nữ cao hơn nam

Số liệu thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng cho thấy giai đoạn 2016-2019. Người hưởng bảo hiểm xã hội một lần chủ yếu thuộc nhóm lao động trẻ tuổi và tập trung ở khu vực ngoài nhà nước: độ tuổi có số người nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội một lần nhiều nhất là từ 26 đến 29 tuổi và bình quân tuổi nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội một lần (bao gồm cả trường hợp đến tuổi nghỉ hưu. Nhưng chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu) tăng dần từ 32,5 tuổi năm 2016 lên 33,3 tuổi năm 2019. Tỉ lệ hưởng bảo hiểm xã hội một lần của nữ giới cao hơn nam giới. Tương ứng giai đoạn này là 55,63% đối với nữ giới và 44,37% đối với nam giới.

Tỉ lệ hưởng bảo hiểm xã hội một lần của nữ cao hơn nam

Phân tích theo thời gian nghỉ chờ hưởng lương hưu cho thấy trong giai đoạn 2016-2019. Người nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội một lần chủ yếu là những người lao động sau một năm nghỉ việc không đóng bảo hiểm xã hội (trung bình chiếm khoảng 97%).

Lời kết

Nguyên Thứ trưởng LĐ-TB và XH Phạm Minh Huân cũng cho rằng. Đề xuất nêu trên đưa ra là nhân văn. Bởi thực tế, nhiều NLĐ tham gia đóng BHXH muộn. Khi đến tuổi về hưu mà số năm đóng BHXH chưa đủ. Thì nên được giải quyết để về hưu vì có thể họ đã không còn đủ sức khỏe để lao động. Giảm số năm đóng BHXH về hưu còn tạo ra động lực. Khuyến khích lao động tham gia BHXH nhiều hơn.

“Tuy nhiên, nếu thời gian đóng BHXH ngắn, thì mức lương hưu cũng sẽ rất thấp. Do đó, ban soạn thảo luật cần phải tính toán, nghiên cứu kỹ số năm đóng và số năm hưởng để đưa ra công thức tính lương hưu cho phù hợp”. Hiện tại, dự thảo đang được lấy ý kiến các bộ, ngành, các chuyên gia và tầng lớp nhân dân. Bộ LĐ-TB và XH tổng hợp ý kiến để trình Chính phủ dự kiến vào tháng 7 tới. Dự thảo sửa đổi luật sẽ được trình Quốc hội xem xét. Cho ý kiến và thông qua trong các kỳ họp năm 2022 và 2023.

Tags: , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *