Thịt lợn ngoại giá rẻ ồ ạt nhập khẩu vào Việt Nam, tràn ngập trên các chợ online

Thịt lợn ngoại giá rẻ ồ ạt nhập khẩu vào Việt Nam, tràn ngập trên các chợ online

Thị trường Thông tin thị trường

Theo số liệu mới nhất từ ​​Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các thị trường nhập khẩu thịt chính của Việt Nam là Nga, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Hà Lan và Ba Lan. Trong đó, Nga là thị trường lớn nhất, 5 tháng đầu năm nay, thị trường này đã xuất khẩu 45.700 tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 97,4 triệu USD, tăng 437,5% so với cùng kỳ năm ngoái cho Việt Nam.

Ngược lại, trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi đạt 196 triệu USD (tăng 9,2%). Trong đó, giá trị xuất khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa ước đạt 60 triệu đô la Mỹ (tăng 35%), giá trị xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt đạt 54,6 triệu đô la Mỹ (tăng 30,8%). Hãy theo dõi bài viết sau của chúng tôi để biết thêm thông tin trị trường nhé.

Thịt nhập khẩu tràn… chợ online

Thịt nhập khẩu tràn... chợ online

Chị Tr.T.B.Dương (TP Thủ Đức, TP.HCM) cho biết chưa bao giờ thấy thịt heo nhập khẩu đa dạng như vậy. Từ sườn non, sụn, ba rọi đến cốt lết, đủ cả. Do khó mua được thịt tươi ở các siêu thị, chị đành chọn mua thịt heo đông lạnh nhập khẩu về để dùng và trữ. Nhằm hạn chế đến siêu thị mua sắm trong thời gian giãn cách. “Nhiều người trước đây khá kén chọn với thịt đông lạnh nhập khẩu. Nhưng nay lại chọn mua loại thịt này. Vì giá tốt, lại tiện lợi trong bối cảnh TP.HCM đang giãn cách xã hội”, chị Dương nói.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhằm tận dụng cơ hội thị trường. Khi thị trường thịt tươi gặp khó khăn trong khâu vận chuyển. Các nhà nhập khẩu thịt đã triển khai mạnh kênh online và tiếp cận nhanh người tiêu dùng. Sức mua thị trường này tốt ngoài mong đợi của nhà kinh doanh. Khi chỉ trước đó vài tháng, thịt đông lạnh tồn kho ước tính lên cả trăm tấn. Từ cảnh phải gánh chi phí buộc bán rẻ để cắt lỗ, giá thịt nhập khẩu hiện tăng hơn so với trước khoảng 50.000 đồng/kg.

Không chỉ trên chợ online, người mua cũng dễ tìm thấy trong các cửa hàng tiện lợi, siêu thị nhỏ. Như tại một hệ thống siêu thị, các mặt hàng thịt nhập được bán với giá từ 130.000 – 170.000 đồng/kg tùy loại. Đáp ứng được một phần thiếu hụt của thịt heo nóng.

Ồ ạt nhập thịt lợn ngoại liệu có đáng lo?

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, từ năm 2019, do ảnh hưởng dịch tả lợn châu Phi, lượng thịt lợn nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam tăng mạnh.

Đơn cử, năm 2020, Việt Nam nhập khẩu hơn 141 nghìn tấn thịt lợn tươi, ướp hoặc đông lạnh. Trị giá 334,4 triệu USD (tăng 502,9% về trị giá so với năm 2019). Từ đầu năm đến nay, Việt Nam tiếp tục duy trì lượng thịt lợn nhập ngoại lớn.

Tuy nhiên, theo ông Trọng, thực tế lượng thịt lợn nhập khẩu chỉ chiếm khoảng 4% tổng lượng thịt cả nước nên không đáng lo ngại. Trong bối cảnh sức tiêu thụ thịt lợn đang giảm mạnh, dự kiến lượng thịt nhập về năm nay sẽ không bằng năm ngoái.

Ông Trọng cho rằng, lượng thịt lợn ngoại nhập khẩu tăng với giá khá rẻ, dao động ở mức 50 nghìn đồng/kg, góp phần đưa giá lợn hơi giảm mạnh. Tuy nhiên, nghịch lý là hiện nay, người tiêu dùng vẫn phải mua giá cao.

Giá thịt lợn đông lạnh dao động từ 60.000 đến 130.000 đồng/kg, bán theo thùng. Mức giá này thấp hơn tới 50% so với giá thịt tươi tại chợ truyền thống. Giá thịt lợn ở các chợ bình quân vẫn ở mức 120.000 – 130.000 đồng/kg. Nguyên nhân là có quá nhiều khâu trung gian trong quá trình phân phối thịt lợn ra thị trường, dẫn đến lợi ích giữa 3 khâu sản xuất, cung ứng và tiêu dùng thiếu hài hòa.

Khuyến khích chuyển đổi mô hình chăn nuôi

Khuyến khích chuyển đổi mô hình chăn nuôi

Trước tình hình này, Bộ NN&PTNT liên tục khuyến khích các đơn vị chăn nuôi chuyển đổi mô hình theo hướng liên kết chặt chẽ, hiện đại, giảm bớt tầng nấc trung gian trong quá trình phân phối… Ông Phạm Công Thiếu, Viện trưởng Viện chăn nuôi cho rằng. Đặc tính của người Á Đông là thích ăn thịt nóng. Nên hầu hết các sản phẩm thịt lợn đông lạnh nhập khẩu đều chỉ dùng để chế biến các sản phẩm…

Tuy nhiên, hiện Việt Nam đã tham gia một số hiệp định thương mại tự do. Nên cơ quan quản lý nhà nước cần điều hành linh hoạt. Nếu không xảy ra dịch COVID-19, Việt Nam có thể sẽ thiếu nguồn cung thịt lợn lớn. Còn lúc này nhu cầu đã giảm nhiệt. Các bộ, ngành cần hạn chế nhập khẩu để kích thích người chăn nuôi trong nước.

Tags: , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *