Nhà máy Nhiệt điện Hòa Bình 2

Vận hành nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 vào năm 2022

Kinh tế - Đầu tư Thị trường

Nhắc đến việc triển khai xây dựng dự án, đặc biệt là những nhà máy điện có giá trị lên đền hàng ngàn tỉ đồng. Thì phải bàn về nguồn vốn, khả năng quản trị tiến độ và kỹ năng nhà thầu… Nhưng đối với dự án Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2 thì còn phải thêm một yếu tố có tính quyết định: niềm tin. Tuy nhiên việc hoạt động của nhà máy còn nhiều khó khăn. Trong cuộc họp vừa qua, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã yêu cầu chú trọng việc tập trung nguồn lực. Nhằm đưa nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 bước vào vận hành và khai thác an toàn trong năm 2022. Hạn chế thấp nhất thiệt hại cho nền kinh tế của nước nhà.

Kiểm tra, đôn đốc tiến độ thi công dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cùng đoàn công tác Bộ  Công Thương, Bộ Xây dựng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)…Vừa kiểm tra, đôn đốc tiến độ thi công dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

Làm việc với Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, Tổng thầu EPC, Tư vấn, các đơn vị thi công. Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu trong thời gian tới phải tập trung tối đa nguồn lực. Đẩy nhanh tiến độ, đưa nhà máy vào vận hành, khai thác an toàn trong năm 2022. Hạn chế thấp nhất thiệt hại cho nền kinh tế.

Một trong những dự án lớn

Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 được xác định là một trong những dự án trọng điểm của ngành điện tại Trung tâm Điện lực Thái Bình. Có vai trò quan trọng bảo đảm cung cấp điện cho phát triển kinh tế vùng duyên hải Bắc Bộ và cả nước.

Xử lí những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện dự án

Trong quá trình triển khai, dự án gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Thậm chí có những sai phạm đã được các cơ quan chức năng kết luận, xử lý theo đúng quy định. Và cũng đã xác định được biện pháp khắc phục đối với Dự án trong giai đoạn tiếp theo.

Khó khăn lớn nhất là cơ chế và chi phí

Khó khăn lớn nhất là cơ chế và chi phí. Trong quá trình thực hiện, đối với những vấn đề chưa có quy định hoặc chưa rõ, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam). Đã báo cáo và chỉ thực hiện khi đã được chấp thuận của cấp có thẩm quyền. Trên cơ sở các báo cáo của Petrovietnam, trong đó có nội dung về cơ chế 2414. TMĐT điều chỉnh, Thường trực Chính phủ đã thống nhất kết luận tại Thông báo số 42/TB-VPCP ngày 25/3/2020 đồng ý cho Petrovietnam sử dụng vốn chủ sở hữu để tiếp tục hoạn thành dự án.

Khắc phục những khó khăn

Ảnh hưởng bởi dịch Covid

Chính vì thế, dù bị ảnh hưởng lớn do đại dịch toàn cầu Covid-19. Petrovietnam và Tổng thầu Dự án cùng các đơn vị đang xây dựng. Chuẩn bị vận hành nhà máy với niềm tin khó khăn về nguồn vốn đã được tháo gỡ. Đã tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy tiến độ dự án. Khối lượng hoàn thành trong thời gian này tăng 1,8%.

Để đẩy nhanh tiến độ của dự án, tháo gỡ vướng mác. Hôm 15/7/2021, Thủ tướng đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ xem xét giải quyết những vướng mắc. Vấn đề tồn đọng kéo dài để sớm hoàn thành đầu tư xây dựng. Đưa dự án vào khai thác, sử dụng.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết, những vấn đề lớn đối với dự án đã được Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết tại nhiều văn bản và gần đây nhất. Tại cuộc họp ngày 15/7 vừa qua. Những sai phạm liên quan đã giao các cơ quan kết luận, làm rõ. Việc cần làm là tiếp tục đầu tư, đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành, đưa Dự án vào vận hành trong năm 2022.

Theo ông Nguyễn Thành Hưởng, Trưởng Ban Quản lý Dự án Điện lực Dầu khí Thái Bình 2, tính đến thời điểm hiện tại, tiến độ tổng thể đự án đạt 86,8%, trong đó: thiết kế đạt 99,9%; mua sắm đạt 99,71%; gia công, chế tạo đạt 94,4%; thi công đạt 84,2%; chạy thử đạt 13%.

Công việc chạy thử dự án đang được triển khai

Về công tác thi công, khối lượng còn lại chủ yếu bao gồm công tác hoàn thiện, hệ thống vận chuyển than, kho than, đường ống thải xỉ, bãi thải xỉ, các gói thầu phục vụ chạy thử, quan trắc môi trường trực tuyến. Ban Quản lý Dự án phấn đấu phát điện thương mại tổ máy 1 vào ngày 30/11/2022 và phát điện thương mại tổ máy 2 sau đó một tháng.

Tiến hành đưa nhà máy đi vào hoạt động

Các công việc chạy thử đang được triển khai. Tuy nhiên, công tác huy động chuyên gia từ các nhà thầu nước ngoài chậm so với kế hoạch. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Bên cạnh đó, do thiết bị đã được lắp đặt trong thời gian dài. Mặc dù đã được nỗ lực bảo quản nhưng trước khi chạy thử vẫn cần phải kiểm tra, bảo dưỡng lại. Công tác bảo dưỡng nói trên sẽ ảnh hưởng đến tiến độ và phát sinh chi phí. Đặc biệt trong trường hợp sẽ phải thay thế thiết bị.

Quyết tâm đưa vào vận hành vào năm 2022

Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN, ông Hoàng Quốc Vượng khẳng định. PVN sẽ nỗ lực để có thể bảo đảm hoàn thành các hạng mục còn lại của Dự án. Quyết tâm đưa cả hai tổ máy của nhà máy vào vận hành thương mại vào cuối năm 2022.

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 nếu chậm ngày nào thì thiệt hại kinh tế phát sinh là rất lớn. Do chủ đầu tư phải trả lãi vay, địa phương chưa có nguồn thu ngân sách từ Dự án. Và EVN chưa thể mua điện từ nhà máy với sản lượng có thể trên 7 tỷ kWh. Trong khi đó nguồn cung ứng điện của miền Bắc trong những năm tới dự kiến gặp khó khăn

Do đó, Phó thủ tướng nhấn mạnh, cần rà soát, xác định tiến độ từng công việc. Gồm xây dựng, lắp máy, kho than, vật tư, hệ thống băng tải than, hệ thống thải xỉ… Và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả triển khai. Đồng thời, sẽ định kỳ giao ban hằng tháng để kiểm tra tiến độ, xử lý các vướng mắc của dự án trọng điểm.Trong đó có Nhiệt điện Thái Bình 2.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Tags: , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *