
Ý tưởng gộp các ứng dụng chống dịch thành một ‘super app’
Mỗi ứng dụng đều phục vụ cho một mục đích khác nhau, vì vậy thay vì gộp nhiều giải pháp thành một, phương án phù hợp hơn đó là liên thông dữ liệu. Hiện tại, nhằm phục vụ việc phòng và chống Covid-19, người dùng được khuyến nghị cài đặt các ứng dụng bao gồm: Ncovi phục vụ cho việc khai báo sức khỏe hàng ngày.
Bluezone giúp phát hiện những người tiếp xúc gần với người dương tính, ứng dụng Vietnam Health Declaration (VHD) giúp khai báo y tế với người nhập cảnh. Để đăng ký và quản lý tiêm chủng, người dùng cần phải cài thêm ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử. Nhiều ý kiến cho rằng nên gộp các ứng dụng phòng chống dịch làm một. Việc này được cho là sẽ giúp người dân tiện theo dõi đồng thời dễ khai báo tình hình sức khỏe, tham khảo thông tin của chúng tôi dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này.
Nhiều ứng dụng phục vụ công tác phòng, chống Covid-19
Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia và những người làm trong công tác phòng chống dịch, giải pháp phù hợp hơn là liên thông dữ liệu, thay vì gộp các ứng dụng vào một.
“Mỗi ứng dụng giúp giải quyết một bài toán khác nhau. Việc gộp tất cả vào một ‘super app’ sẽ mâu thuẫn về nguyên tắc thiết kế”, ông Nguyễn Thế Trung – Tổ phó Tổ thông tin đáp ứng nhanh phục vụ phòng chống dịch Covid-19 – chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến hôm 16/7.
Theo ông Trung, có nhiều bài toán được đưa ra trong công tác phòng chống dịch và mỗi ứng dụng, giải pháp có một nguyên tắc riêng. Chẳng hạn, người nước ngoài nhập cảnh và người Việt Nam sẽ có nhu cầu khai báo dữ liệu khác nhau; ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần phải đảm bảo quyền riêng tư của người dùng. Vì vậy, không thể tích hợp các ứng dụng làm một.
Trước đó, trong chia sẻ với báo chí, ông Lưu Thế Anh – Phó Giám đốc Trung tâm Y tế số tại Viettel Solutions, đơn vị phát triển app VHD – cũng cho biết, “việc tích hợp là tích hợp dữ liệu chứ không tích hợp”. Người dùng vẫn cần cài 2 – 3 ứng dụng để phục vụ các nhu cầu hiện nay.
Người dùng chỉ cần một mã QR
Việc liên thông dữ liệu giữa các app đã bắt đầu được triển khai từ cuối tháng 5, hiện vẫn được trong quá trình phát triển để phục vụ các phát sinh trong quá trình phòng chống dịch tại Việt Nam. Nhờ sự liên thông này, thay vì một “super app”, người dùng chỉ cần một mã QR.
Mã này sẽ liên thông với toàn bộ dữ liệu của các ứng dụng phòng chống dịch, từ check-in, khai báo y tế, xét nghiệm, tiêm chủng và tiến tới là công tác khám chữa bệnh. Trong tọa đàm mới đây, ông Nguyễn Trường Nam – Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế, cũng cho biết.
Người dân sẽ chỉ cần cài một ứng dụng bất kỳ trong số các ứng dụng được khuyến nghị và chúng sẽ sinh ra một mã QR, mã này có thể liên thông với các app còn lại về mặt dữ liệu. Giải pháp này, theo ông Nam, đang trong quá trình hoàn thiện và đánh giá trước khi công bố chính thức.
Bộ Y tế đang thí điểm kết nối dữ liệu xét nghiệm Covid
Đại diện Cục CNTT, Bộ Y Tế, cũng cho biết thêm, các đơn vị liên quan đang thí điểm kết nối dữ liệu xét nghiệm Covid tại TP HCM với Trung tâm công nghệ phòng chống dịch quốc gia. Khi người dân đi xét nghiệm, chỉ cần cài một ứng dụng như Bluezone. Nó cũng có thể biết được kết quả của mình. Việc này sẽ được mở rộng triển khai tại các địa phương khác trong thời gian tới.
Về thách thức khi phát triển các ứng dụng trong phòng chống dịch. Ông Nam cho biết, ban đầu, để đáp ứng nhanh nhu cầu chống dịch. Mỗi đơn vị sẽ đảm nhận phát triển một ứng dụng cho những nhiệm vụ đặc thù.
Vì vậy, sinh ra nhiều app. Sau đó, thực tế chống dịch đưa ra yêu cầu phải mở rộng chức năng. Điều chỉnh thay đổi cho phù hợp với thực tế. Từ 1, 2 bài toán ban đầu, ứng dụng phải giải quyết thêm 1, 2 chùm bài toán khác. Do đó, nhà phát triển phải điều chỉnh lại hệ thống hạ tầng, nền tảng rất nhiều.
Những bất cập trong các ứng dụng chống dịch
“Tại sao không nâng cấp VssID hoặc Bluezone mà phải cài ba app. Vừa tốn pin, tốn RAM, mất thời gian. Thậm chí có ứng dụng ít dùng nhưng vẫn phải cài”, độc giả Lại Văn Tư bình luận. Độc giả có tên Konan cũng thắc mắc: “Không biết có hạn chế gì về công nghệ mà sao chúng ta không thể làm một ứng dụng all-in-one nhỉ?”.
Việt Nam có ít nhất bốn nền tảng khai báo y tế. Truy vết khiến người dân bối rối mỗi khi cung cấp thông tin cho chính quyền. Diệp Kim Chi, sống ở Hà Nội vừa có chuyến công tác tại TP HCM. Để hạn chế tiếp xúc đông người, chị làm thủ tục check in trực tuyến. Khai báo y tế và chụp màn hình QR code trước khi ra sân bay.
“Bình thường mình vẫn khai báo y tế và quét mã QR. Để ra vào cơ quan bằng ứng dụng NCOVI. Nhưng khi ra sân bay, mã QR từ ứng dụng này không được chấp nhận. Do trên đây không có khung điền thông tin về số chuyến bay, số ghế. Nhân viên sân bay hướng dẫn mình khai báo theo đường link của bộ Y tế. Mình phải mất năm phút để điền lại các thông tin cá nhân theo yêu cầu”, Kim Chi kể.
Chi không phải trường hợp duy nhất gặp rắc rối với việc khai báo y tế. Nhiều người không có smartphone buộc phải khai báo bằng giấy. Còn những người lớn tuổi gặp khó khi thao tác trên di động. Đây từng là một trong những lý do khiến sân bay bị ùn tắc. Những người chủ động hạn chế tiếp xúc đông người như Chi bị kẹt lại cùng đám đông.