Thông tin chứng khoán tuần 19-23/07/2021: Các nhà đầu tư tỏ ra thận trọng
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục trải qua một tuần giao dịch “sóng gió” (12-16/7), với điểm số và thanh khoản sụt giảm. Đáng chú ý, thanh khoản ở những phiên tăng luôn thấp hơn những phiên giảm cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư. Trước diễn biến này, phân tích của các công ty chứng khoán cho rằng, từ tuần 19/7 đến 23/7, chỉ số sẽ tiếp tục đi ngang với thanh khoản thấp và hình thành cơ sở tích lũy mạnh trước khi quay trở lại xu hướng gia tăng. Khối lượng giao dịch vẫn ở mức thấp cho thấy nhà đầu tư vẫn đang rất thận trọng trong bối cảnh thị trường chưa có nhiều thông tin hỗ trợ.
Thông tin chứng khoán Việt Nam trong tuần 19-23/07/2021
Giao dịch: Trong phiên cuối tuần, VN-Index giảm 1.92% xuống còn 1,268.83 điểm; HNX-Index giảm 1.37% lên mức 301.77 điểm. Xét cho cả tuần, VN-Index giảm nhẹ 2.35%; trong khi đó HNX-Index mất 1.95%.
Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE đạt hơn 530 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 5.06%. Sàn HNX đạt trung bình hơn 88 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 20.48%.
Phiên đầu tuần, VN-Index sụt giảm mạnh hơn 4%. VN-Index có những phiên giao dịch trong sắc xanh vào giữa tuần, tuy nhiên những phiên hồi phục nhẹ như trên là không đủ để giúp thị trường tăng điểm. Kết thúc cả tuần, cả VN-Index lẫn HNX-Index đều đồng loạt giảm quanh mức 2%.
Việc Thành ủy TP.HCM triển khai một số biện pháp tăng cường thực hiện Chỉ thị 16 nhằm phong tỏa, kiềm chế tốc độ lây lan của dịch Covid-19 đã làm gia tăng sự thận trọng của giới đầu tư. Điều này kích thích họ bán ra một phần danh mục để phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh thị trường không có nhiều thông tin hỗ trợ và xu hướng ngắn hạn chưa rõ ràng.
Một số loại cổ phiếu có xu hướng giảm
Xét những cổ phiếu có tác động lớn nhất lên thị trường; VIC, VCB, CTG và HPG là 4 cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực nhất; khi đóng góp tổng cộng hơn 37 điểm giảm cho VN-Index. Trong khi đó, MSN tiếp tục cho thấy mình là cổ phiếu hấp dẫn khi giai đoạn thị trường vẫn đang thiếu ổn định. Cổ phiếu này góp gần 5 điểm tăng cho thị trường.
Nhóm ngân hàng
Tiếp tục là một trong những ngành giảm mạnh của thị trường trong tuần qua. Trong tuần qua, nhóm ngân hàng giảm 4.48% với sắc đỏ hiện diện ở phần lớn các cổ phiếu trong nhóm. VCB giảm mạnh 4.39%, TCB giảm 3.49%, BID lùi 4.59%. Các cổ phiếu khác như CTG, VPB hay MBB; cũng đều giảm trên mức 4%.
Nhóm ngành bán lẻ
Giảm nhẹ 2.86%. Đà giảm có đóng góp rất lớn từ cổ phiếu MWG. Những phản ứng tiêu cực từ dư luận về việc tăng giá của Bách Hóa Xanh trong thời gian qua; đã góp phần làm cổ phiếu này giảm mạnh 3.93%. Trong khi đó, cổ phiếu FRT lại có tuần giao dịch rất tích cực khi tăng mạnh tới 11.18%.
Các cổ phiếu ngành xây dựng
Cổ phiếu ngành xây dựng như HPG, NKG hay POM đều không có tuần giao dịch tích cực. Trong khi HPG chỉ giảm nhẹ 1.71% thì NKG và POM có mức giảm mạnh hơn nhiều; lần lượt ở mức 4.42% và 5.63%. Xét cả tuần qua, nhóm vật liệu xây dựng giảm nhẹ hơn 1%.
VN-Index có tuần giảm điểm thứ 3 liên tiếp và chỉ số này đã phá vỡ các đường SMA 50 ngày và SMA 100 ngày. Mặt khác, khối lượng giao dịch vẫn ở mức thấp cho thấy nhà đầu tư vẫn đang hết sức thận trọng trong bối cảnh thị trường thiếu thông tin hỗ trợ.
Tình hình chung của giá cổ phiếu tuần qua
Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 2,194 tỷ đồng trên cả hai sàn. Khối ngoại bán ròng hơn 2,590 tỷ đồng trên sàn HOSE; và mua ròng gần 396 tỷ đồng trên sàn HNX.
Cổ phiếu tăng giá mạnh trong tuần qua là VC9. VC9 tăng 32.35%: Tuần vừa qua, cổ phiếu VC9 có pha bật tăng mạnh mẽ 32.35% dù rằng kết quả kinh doanh quý 02/2021 xấu hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2020.
Cổ phiếu giảm giá mạnh trong tuần qua là HID và PSH. HID giảm 15.52%: Sau đà tăng nóng của HID trong tháng 6 nhờ kỳ vọng vào kết quả kinh doanh khả quan trong năm nay. HID đã quay đầu giảm mạnh 15.52%; và là một trong những cổ phiếu giảm mạnh nhất trên sàn HOSE.
PSH giảm 13.06%: Cổ phiếu PSH chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi sự sụt giảm của giá dầu ở những phiên đầu tuần. Trong tuần qua, PSH có tới 4 phiên giảm giá liên tiếp trước khi có phiên cuối tuần hồi phục nhẹ trở lại.
Dịch COVID-19 gây sức ép lên tâm lý nhà đầu tư
Thực tế, các chỉ số chứng khoán Việt Nam tuần qua giảm mạnh trong bối cảnh chứng khoán thế giới đi xuống; do những lo ngoại về diễn biến của đại dịch.Thị trường chứng khoán Mỹ đi lên vào đầu phiên 16/7 nhờ số liệu tích cực của lĩnh vực bán lẻ. Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên thế giới đã khiến sắc đỏ lan rộng; với ba chỉ số chính đều giảm điểm.
Bên cạnh đó, theo nhà phân tích Patrick O’Hare của trang phân tích thị trường Briefing.com (Mỹ); nhà đầu tư có xu hướng chốt lời trong khi tiếp tục chờ đợi những chỉ dấu tiếp theo để phán đoán hướng đi của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Cụ thể, chỉ số Dow Jone giảm 0,9% xuống 34.687,85 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,8% xuống 4.327,16 điểm. Chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng mất 0,8% và đóng cửa phiên ở mức 14.427,24 điểm.
Tính chung cả tuần, cả ba chỉ số đều giảm và chấm dứt đà tăng giá của ba tuần liên tiếp trước đó. Dow Jone giảm 0,5%, S&P 500 và Nasdaq giảm lần lượt là 1% và 1,9%. Thị trường chứng khoán châu Á phần lớn đi xuống trong phiên 16/7 do những lo ngại về tăng trưởng kinh tế; và sự bùng phát dịch bệnh đã gây sức ép lên tâm lý nhà đầu tư.