VN-Index tăng đều, nhiều cổ phiếu vẫn ì ạch dưới mệnh giá
Chỉ số VN-Index tăng mạnh từ đầu năm đến nay và liên tục lập đỉnh lịch sử, nhưng vẫn có nhiều cổ phiếu lình xình dưới mệnh giá. Theo ước tính, toàn thị trường chứng khoán Việt Nam có gần 600 cổ phiếu dưới mệnh giá (giá dưới 10.000 đồng / cổ phiếu). Trong số đó tập trung nhiều nhất trên sàn giao dịch UPCoM. Điều đáng nói là ngay trên sàn TP.HCM, nơi được coi là chỉ dành cho cổ phiếu lớn, vẫn có tới 70 cổ phiếu chưa đạt 10.000 đồng. Thậm chí, nhiều cổ phiếu đã không mua được cốc trà đá vì giá chưa đến 5.000 đồng.
Thị trường chứng khoán tăng đều tại một số công ty
Có thể kể đến như DLG của Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai hiện có giá 3.150 đồng/cổ phiếu. Với giá này, DLG đã tăng gấp đôi so với đầu năm nhờ thị trường chứng khoán tăng mạnh; dù kết thúc năm 2020 vẫn bị lỗ 1,05 tỉ đồng và tiếp tục kéo dài 2 năm thua lỗ. Công ty kiểm toán AAC cũng tỏ ra nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục; và cổ phiếu DLG vẫn đang trong diện bị kiểm soát. Tương tự, mã FTP của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đức Quân chốt phiên cuối tuần vừa qua tăng trần lên 3.100 đồng/cổ phiếu.
FTM cũng tăng hơn gấp đôi so với đầu năm; và đang nằm trong diện cảnh báo vì công ty bị thua lỗ trong năm 2020. Hay cổ phiếu HQC của Công ty CP Tư vấn – Thương mại – Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân cũng đang ở giá 4.080 đồng. HQC đã giảm mạnh trong nhiều năm qua dù sau khi lên sàn hơn 10 năm về trước cũng đạt đến đỉnh gần 50.000 đồng.
Tỷ suất sinh lời của một số công ty những năm qua luôn thấp
Không bị kiểm soát hay cảnh báo do thua lỗ; nhưng tỷ suất sinh lời của HQC những năm qua luôn thấp. Năm 2020 doanh thu đạt 566,9 tỉ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 9,6 tỉ đồng. Công ty này cho biết theo kế hoạch, đến cuối năm 2023 công ty mới hoàn thành việc tái cấu trúc và sẽ bắt đầu chia cổ tức từ năm 2024.
Hoặc mã MCG của Công ty CP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam hiện có giá 3.100 đồng. Cổ phiếu này đã bị đưa vào diện kiểm soát từ cuối năm 2018 do liên tục bị thua lỗ. Kết thúc năm 2020, MCG có số lỗ lũy kế là 326,21 tỉ đồng; và nguy cơ sẽ bị hủy niêm yết trong thời gian tới. Còn đối với PXI – Công ty CP Xây dựng công nghiệp và dân dụng Dầu khí; giá cổ phiếu cũng loanh quanh ở sát 3.000 đồng từ đầu năm đến nay và hiện ở mức 3.480 đồng.
Mã PXI đã bị đưa vào diện kiểm soát
Đáng ngạc nhiên là mã PXI đã bị đưa vào diện kiểm soát từ năm 2017 sau khi công ty kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ về Báo cáo tài chính năm 2012 và từ đó đến nay công ty liên tục thua lỗ nhưng vẫn chưa bị hủy niêm yết. Chốt năm 2020, PXI tiếp tục lỗ 50 tỉ đồng; đưa lũy kế số lỗ lên 93,5 tỉ đồng…
Mới đây trong văn bản gửi Bộ Tài chính, Hiệp hội Các nhà đầu tư Tài chính Việt Nam (VAFI) kiến nghị cơ quan này cùng lúc thanh tra tình hình nghẽn lệnh tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) cũng cần thanh tra tình trạng các cổ phiếu “rác” trên sàn này. Theo VAFI, có tình trạng giá cổ phiếu thấp hơn nhiều so với mệnh giá cổ phần trong khoảng thời gian dài nhưng chủ doanh nghiệp vẫn tiến hành nhiều đợt bán cổ phiếu mới bằng mệnh giá, giá phát hành cao hơn giá thị trường từ 40 – 50%…
Lời khuyên của các chuyên gia
Theo các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC); các nhà đầu tư ưa thích đầu tư vào cổ phiếu penny (vốn hóa nhỏ); nhưng có mức độ chấp nhận rủi ro thấp; hoặc những nhà đầu tư muốn mua và nắm giữ cổ phiếu penny thay cho cổ phiếu bluechip (vốn hóa lớn) có thể sử dụng chiến lược đầu tư “Cổ phiếu dưới mệnh giá – Hoạt động kinh doanh có lãi”. Khi đó, các cổ phiếu dưới mệnh giá phải đáp ứng được các tiêu chí sau thì nhà đầu tư mới nên cân nhắc xuống tiền.
Thứ nhất, kết quả kinh doanh 3 năm liên tiếp phải lớn hơn 0, phải có lãi, không lỗ. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm gần nhất phải lớn hơn 0. Biên lợi nhuận gộp năm gần nhất phải lớn hơn 0. Hệ số giá trên lợi nhuận 1 cổ phiếu (P/E) lớn hơn 0 và nhỏ hơn 20.
Thứ hai, giá cổ phiếu thấp hơn 8.000 đồng/cổ phiếu. Tiêu chí này nhằm đảm bảo khả năng chênh lệch với mệnh giá tối thiểu đạt 20%.
Xem thêm nhiều bài viết hay, bổ ích tại đây.